3 câu chuyện của các doanh nhân truyền cảm hứng cho bạn có một năm mới thành công và giàu có
Bị sa thải vô số lần, tay trắng xây dựng lại sự nghiệp ở tuổi 65
Hành trình lập nghiệp của Harland Sanders (sinh năm 1980) – “cha đẻ” thương hiệu KFC đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nhân trẻ sau này. Cha qua đời khi Harland còn rất nhỏ, mẹ của ông phải làm nhiều công việc để trang trải cuộc sống. Cậu bé Harland đã sớm biết chăm sóc cho những đứa em và phụ giúp mẹ việc gia đình.
Trong cuộc đời của mình, Harland Sanders trải qua vô số nghề khác nhau, từ bán bảo hiểm, lính cứu hỏa, điều hành tàu hơi nước, bán lốp xe đến luật sư. Tuy nhiên, Harland bị sa thải nhiều đến nỗi vợ của ông, Josephine, cũng quyết định rời bỏ ông.
Harland Sanders, “cha đẻ” KFC. Ảnh: Youtube
Năm 1930, Harland Sanders bắt đầu gắn bó với công việc nấu nướng mà ông yêu thích từ nhỏ. Đó là một quầy thức ăn đặt tại trạm xăng của khu phố Corbin. Món gà của ông dần trở nên nổi tiếng khi tài xế truyền tai nhau và cuối cùng ông quyết định mở một nhà hàng 142 chỗ ở quán trọ bên cạnh trạm xăng.
Tuy nhiên, mọi thứ sau đó không diễn ra suôn sẻ với Harland Sanders. Một dự án đường cao tốc liên bang khiến lượng khách hàng của Harland giảm mạnh. Một trong những cửa hàng của ông cũng bị thiêu rụi trong Lễ Tạ ơn. Không còn cách nào khác, ông đành bán cả cơ nghiệp và sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD mỗi tháng.
Dù đã ở tuổi 65 nhưng Harland Sanders không dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình. Ông lên đường với chiếc nồi áp suất và 11 loại gia vị – bí quyết kinh doanh của mình. Ông gõ cửa từng nhà hàng, đề nghị được nấu món gà cho khách hàng của họ và trả tiền cho ông nếu thích hương vị đó. Có nhiều tài liệu ghi lại rằng, “cha đẻ” KFC phải nghe đến 1009 lời từ chối trước khi nhận được một cái gật đầu.
Dần dần, khi danh tiếng của ông được nhiều người biết đến, các chủ nhà hàng đến tận nơi hoặc gửi đơn xin nhượng quyền thương hiệu. Đến năm 1963, ông đã có hơn 600 nhà hàng nhượng quyền ở khắp nước Mỹ và Canada.
Cậu bé mắc bệnh khó đọc thành ông chủ đế chế tỷ USD
Richard Branson (sinh năm 1950) hiện sở hữu khối tài sản 5,3 tỷ USD theo thống kê của Forbes và là ông chủ của Tập đoàn Virgin nổi tiếng thế giới. Nhưng trước khi thành công và giàu có như hiện nay, Branson từng mắc bệnh khó đọc và học rất kém ở trường. Ông phải bỏ học vào năm 16 tuổi. Thầy hiệu trưởng của Branson thậm chí từng dự đoán rằng ông hoặc sẽ phải vào tù hoặc sẽ thành triệu phú.
Dù bỏ học giữa chừng, Branson bắt đầu kinh doanh rất sớm. Ông trở thành triệu phú năm 23 tuổi và sau đó xây dựng Virgin thành một đế chế với hàng trăm công ty.
Tỷ phú Richard Branson. Ảnh: Virgin Galactic |
Trên con đường xây dựng sự nghiệp, tỷ phú Anh này đã gặp vô số thất bại. Tuy nhiên, châm ngôn trong kinh doanh của Branson là “Mặc kệ nó, làm tới đi”. “Nếu bạn muốn lái máy bay thì hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang, hãy mở mắt thật to mà học việc”, ông chủ tập đoàn Virgin nói.
Người đứng đầu Virgin chia sẻ, ông dấn thân vào kinh doanh không phải để làm giàu mà là để thử thách trong cuộc sống. “Hãy làm việc một cách vui vẻ thì bạn sẽ có tiền. Tôi không hiểu vì sao nhưng nếu một công việc không còn vui vẻ thì tôi không làm việc đó nữa. Tôi cũng đã từng có những kế hoạch kiếm tiền không thành công, nhưng tôi đã học được nhiều điều ở chúng”, ông nói.
Từ chàng trai khó lấy vợ vì thu nhập thấp thành tỷ phú USD
Vijay Shekhar Sharma (sinh năm 1978) là nhà sáng lập và CEO Paytm – công ty thanh toán kỹ thuật số Ấn Độ được tỷ phú Warren Buffett đầu tư. Theo thống kê của Forbes, Vijay Sharma hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD.
Nhớ lại năm 27 tuổi, nhà sáng lập Paytm cho biết anh chỉ kiếm được 10.000 rupee (134,3 USD) mỗi tháng. Mức thu nhập khiêm tốn khiến anh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tượng để kết hôn.
“Thời điểm 2004-2005, cha tôi muốn tôi đóng cửa công ty và nhận một công việc có mức lương 30.000 rupee”, tỷ phú Ấn Độ nói.
Thời điểm đó, Vijay Sharma sản xuất các nội dung di động thông qua một công ty nhỏ. “Gia đình của các cô gái không bao giờ gọi lại sau khi biết tôi chỉ kiếm được 10.000 rupee/tháng. Và tôi trở thành một chàng trai không đủ tiêu chuẩn cưới vợ”, anh chia sẻ.
Vijay Shekhar Sharma, nhà sáng lập và CEO Paytm. Ảnh: Reuters |
Năm 2010, Sharma sáng lập Paytm. Startup này bắt đầu với tư cách là một công ty nạp tiền di động. Startup này tăng trưởng rất nhanh khi Uber thông báo Paytm được chọn là công cụ thanh toán nhanh tại Ấn Độ. Năm 2016, lệnh cấm của Chính phủ Ấn Độ đối với tiền giấy có giá trị cao đã thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số và giúp Paytm hưởng lợi.
Công ty sau đó tiếp tục mở rộng sang các dịch vụ từ bảo hiểm đến bán vàng, đặt vé xem phim và vé máy bay, nhận tiền gửi ngân hàng và kiều hối. Tháng 11 năm ngoái, fintech này đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh