9 sự thật về tiền bạc người trưởng thành đều phải học cách chấp nhận nếu muốn làm giàu
Tiền không phải là một khái niệm trừu tượng và khó hiểu. Đặc biệt khi bạn nhìn thấy con số thuế phải nộp trên bảng lương, bảng giá phòng khách sạn cho chuyến du lịch Châu Âu hoặc những khoản thanh toán thẻ tín dụng bị trừ hàng tháng…
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta không nhận ra tầm quan trọng của tiền cho đến khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn chúng. Đó là cảm giác khi bạn gặp một người mắc nợ hàng nghìn đô la mà họ không hề để ý hay một người vừa trúng số nhưng lại mua sắm bừa bãi như những triệu phú dư thừa tiền mặt.
Dưới đây là 9 sự thật về tiền bạc mà bất cứ người trưởng thành nào cũng phải học cách chấp nhận để không vấp ngã trên con đường làm giàu.
1. Bạn sẽ không có thứ gì nếu như không biết đòi hỏi
Nhà báo – chuyên gia tài chính cá nhân nổi tiếng Farnoosh Torabi từng nói rằng: “Cuộc sống vốn không đơn giản, vì thế đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ nhận được những gì mình xứng đáng mà không cần đòi hỏi. Trên thực tế, bạn chỉ nhận được những thứ mà bạn biết thương lượng từ người khác”.
Bước đầu tiên trong thương lượng đàm phán chính là đòi hỏi và đưa ra yêu cầu. Bạn nhìn thấy quảng cáo công việc mà bạn yêu thích, hãy hỏi xem yêu cầu của nhà tuyển dụng là gì và nộp hồ sơ. Bạn nhận thấy mình làm việc chăm chỉ và xứng đáng được tăng lương, hãy gặp sếp để đề nghị. Bạn đi mua hàng và thấy mình được giảm giá, hãy yêu cầu thẳng với nhân viên bán hàng.
2. Sự giàu có hoàn toàn nằm trong tay bạn
Rất nhiều người giàu có và quyền lực nhất thế giới là những triệu phú tự thân. Chẳng hạn như nhà sáng lập Oracle – Larry Ellison xuất thân từ một đứa trẻ nghèo ở Chicago trước khi thành lập công ty và kiếm được 49 tỷ USD như hiện nay. Hay John Paul DeJoria – người đã phải sống trong chiếc xe ô tô suốt một thời gian dài trước khi sáng lập nên hệ thống John Paul Mitchell và sở hữu khối tài sản 3,1 tỷ USD hiện nay.
Tất nhiên, những ví dụ trên đều đề cập đến những người xuất chúng nhưng thực tế là trong mọi trường hợp, chỉ cần bạn có khát khao làm giàu và đủ quyết tâm để thực hiện đến cùng, bạn sẽ thành công. Tất cả tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.
3. Thẻ tín dụng không phải là tiền
Trên thực tế, thẻ tín dụng không phải là một công cụ để bạn tiêu tiền hay nguồn gây quỹ. Nhiều người cho rằng, dùng thẻ tín dụng là bạn vay tiền tạm thời từ công ty phát hành thẻ và nó giúp huy động vốn rất tốt.
Nhưng khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, thay vì dùng tiền mặt hoặc các loại thẻ khác, bạn sẽ rất dễ chi tiêu vượt quá nhu cầu. Trong khi đó, chi tiêu dưới mức nhu cầu mới là nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài chính.
4. Nghỉ hưu là một vấn đề lớn
Ngoại trừ một vài trường hợp may mắn có thể nghỉ hưu sớm, hầu hết chúng ta đều phải làm việc đến già, thậm chí nhiều người quá tuổi nghỉ hưu vẫn phải đi làm bởi họ không có một khoản tiết kiệm hưu trí nào.
Một cuộc khảo sát của công ty Bankrate mới đây cho thấy 69% những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 chưa từng tiết kiệm chút nào cho việc nghỉ hưu. Một số chuyên gia nói rằng nếu như những người trẻ không thay đổi thói quen tiết kiệm và đầu tư, họ sẽ bỏ mất hoàn toàn cơ hội được nghỉ hưu sau này.
5. Đầu tư rất buồn chán
Một chuyên gia tài chính từng ví von: “Đầu tư là một việc hết sức buồn chán. Nó giống như đứng nhìn cỏ phát triển mỗi ngày vậy”. Điều này nghe có vẻ trái ngược với những biến động bất ngờ từng giây trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế là những biến động trên thị trường chứng khoán chỉ đúng với các nhà đầu tư trong ngành; còn với đa phần chúng ta, đầu tư thụ động vẫn tốt hơn để tiền nhàn rỗi.
Bên cạnh đó, một số người không dám đầu tư ngay mà đợi tiết kiệm đủ mới đầu tư. Đây cũng là một loại sai lầm. Nếu đầu tư ngay, bạn có thể gặp rủi ro mất hết. Nhưng nếu giữ tiền mà không làm gì, bạn còn gặp một rủi ro lớn hơn mang tên “lạm phát”. Vì vậy, đừng để đồng tiền của bạn mất giá chỉ vì nó cứ nằm im một chỗ.
6. Luôn có ai đó nhiều tiền hơn bạn
Bạn đã bao giờ so sánh mình với danh sách 50 người giàu nhất thế giới chưa? Đừng làm việc này làm gì cho đến khi bạn có thể kiếm được 1 tỷ USD. Tất nhiên, không có gì là sai trái khi bạn khao khát sự giàu có và so sánh bản thân với những người giàu để khích lệ bản thân. Nhưng bạn cần phải biết rằng mọi thứ đều chỉ là tương đối.
Trong cuộc sống, sẽ luôn luôn có ai đó nhiều tiền hơn bạn. Và bạn phải học cách chấp nhận sự thật này để tiến về phía trước. Nếu đồng nghiệp của bạn có thể mua một chiếc xe ô tô hay người bạn thân của bạn mua một ngôi nhà mới, trong khi bạn vẫn đi ở trọ. Đừng lấy làm buồn vì điều này, chỉ là bạn chưa đến lúc giàu có mà thôi.
7. Các loại nợ không giống nhau
Tất nhiên, tất cả các loại nợ đều không tốt; nhưng nếu bạn đánh đồng chúng với nhau sẽ là một sai lầm lớn trong quản lý tài chính.
Bạn phải phân loại nợ theo lãi suất, từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nếu tâm lý của hầu hết chúng ta là trả nợ theo giá trị, từ khoản tiền ít nhất đến khoản cao dần thì đây tiếp tục là một sai lầm. Thực tế là bạn phải trả những khoản nợ có mức lãi suất cao trước, mặc cho số tiền nợ là nhiều hay ít. Hãy loại dần danh sách nợ theo tiêu chí này, bạn sẽ thấy mình đang làm giàu nhanh hơn.
8. Một mình tiền không thể mang lại hạnh phúc
Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng; do đó, tùy hoàn cảnh mà bạn có thể dùng tiền để mua được hạnh phúc hay không. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, tiền chắc chắn sẽ giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc ở một ngưỡng nào đó. Chẳng hạn, nghiên cứu năm 2010 cho thấy, thu nhập 75.000 USD/năm sẽ mang lại hạnh phúc (tính theo tỷ lệ lạm phát thì con số này tương đương 83.000 USD ở thời điểm hiện tại).
Kristin Addis – một cô gái trẻ từng chấp nhận bỏ công việc trong ngành tài chính với mức lương 6 con số một năm để đổi lấy công việc có thu nhập thấp hơn 40% nhưng bù lại cô được đi du lịch khắp thế giới. Tất nhiên, không ai nói rằng bạn phải đi khắp thế giới để tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vào một lúc nào đó, tiền sẽ không đem lại hạnh phúc như bạn mong muốn.
9. Không ai quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu tiền ngoài chính bạn
Một trong những bài học về quản lý tài chính quan trọng nhất mà mọi người trưởng thành dều phải biết là không ai quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu tiền, ngoài chính bản thân bạn. Khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc đưa ra những quyết định tài chính của mình thay vì phụ thuộc vào người khác.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh
- Chia sẻ20 Tháng mười, 2024Cả đời làm công nhân, 50 tuổi khởi nghiệp thất bại, 55 tuổi trở thành tỷ phú: “Ngày tôi quyết tâm khởi nghiệp lần 2, không một ai ủng hộ”