9X tiết kiệm được hơn 2 tỷ trước khi bước sang tuổi 26: Muốn làm được điều tương tự, áp dụng khẩn trương 3 nguyên tắc
Tori Dunlap đã thu hút được nhiều người theo dõi khi viết blog về hành trình tiết kiệm 100.000 đô la (khoảng 2.3 tỷ đồng) của mình khi bước sang tuổi 25. Khi hoàn thành mục tiêu đó ba tháng sau sinh nhật lần thứ 25 của mình, Dunlap nghỉ việc và biến blog của mình thành “Her First $100K” – một thương hiệu về tài chính nhằm mục đích giúp phụ nữ chống lại sự bất bình đẳng tài chính và biết cách kiểm soát tiền bạc của bản thân.
Gần đây nhất, Dunlap, hiện 28 tuổi, đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình, “Financial Feminist”, cuốn sách cũng nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times.
Tori Dunlap
Trong suốt hành trình của mình, Dunlap đã học được cho mình một số mẹo có thể giúp bất kỳ ai hướng tới thành công về tài chính, đó có thể là nghỉ hưu sớm, bắt đầu kinh doanh hay thực hiện một giấc mơ khác… Dưới đây là 3 bài học lớn nhất mà cô ấy khuyên bạn nên học nếu muốn đạt được tự do tài chính.
1. Cần có thời gian biến mọi thứ thành thói quen, nhưng tuyệt đối đừng bỏ cuộc
Khả năng quản lý tiền không tự nhiên đến với tất cả mọi người. Đối với nhiều người, đó là một kỹ năng mà họ phải học, thường là sau này khi lớn lên.
“Tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng đều kỳ vọng mình sẽ giỏi kiếm tiền, nhưng chẳng có điều gì là ngẫu nhiên cả”, Dunlap nói với CNBC Make It.
Cô chia sẻ rằng mình là người may mắn khi được cha mẹ truyền cho những thói quen tốt về tài chính từ khi còn nhỏ, nhưng thừa nhận rằng không phải ai cũng có nền tảng giống nhau. Và ngay cả khi có được hiểu biết từ rất sớm, nếu không sự nhất quán và kiên trì, chúng ta vẫn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn về tài chính.
Bạn cần luyện tập và có thói quen tìm hiểu về tiền trước khi bạn thực sự có thể sử dụng nó một cách hiệu quả, cô ấy nói.
“Cũng giống như bất cứ điều gì mới mẻ khác, dù là chơi kèn tuba hay học nói tiếng Ý, bạn đều sẽ cảm thấy khá vật lộn với chúng trong thời gian đầu,” Dunlap nói. “Nhưng đừng ngừng cố gắng chỉ vì thấy mình không giỏi, hãy tiếp tục kiên trì, bởi điều đó có nghĩa là bạn đang dành cho mình rất nhiều ân sủng, ân sủng để tiến tới với những điều có thể thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tích cực!”
Bạn cần luyện tập và có thói quen tìm hiểu về tiền trước khi bạn thực sự có thể sử dụng nó một cách hiệu quả (Ảnh: CNBC)
2. Xác định giá trị của bản thân
Trước khi đặt mục tiêu tiền bạc cụ thể, bạn cần hiểu các giá trị cá nhân của chính bản thân mình, dù người khác có đang làm gì đi chăng nữa.
“Chúng ta thực sự cần hiểu giá trị của mình là gì, cần biết mình thực sự muốn điều gì, cảm thấy ổn với điều gì”, Dunlap nói.
Nhiều người mong muốn đạt được các mục tiêu như sở hữu một ngồi nhà hoặc nghỉ hưu sớm, nhưng nếu bạn cảm thấy thích cái cảm giác đi thuê nhà hay niềm vui mà công việc mang lại cho bạn mỗi ngày, vậy thì mua nhà hay nghỉ hưu sớm không cần phải là mục tiêu của bạn.
“Bạn cần đặt câu hỏi “tại sao” và đính kèm cả các giá trị của bạn đằng sau các mục tiêu tài chính thay vì chỉ nói rằng ‘Tôi được bố mẹ khuyên nên mua một căn nhà, có lẽ tôi nên làm điều đó’. Nếu bạn không muốn làm điều gì đó, đừng làm. Chẳng sao cả. Bạn cần tìm ra những thứ thực sự phản ánh giá trị của bản thân”, Dunlap nói một cách chân thành.
Chúng ta thực sự cần hiểu giá trị của mình là gì, cần biết mình thực sự muốn điều gì, cảm thấy ổn với điều gì (Ảnh: CNBC)
3. Quỹ khẩn cấp phải luôn được đặt lên hàng đầu
Không phải tất cả các lời khuyên về tài chính cá nhân đều phù hợp với tất cả mọi người, nhưng có một điều mà tất cả mọi người nên lắng nghe, đó là xây dựng một quỹ khẩn cấp, và luôn ưu tiên nó trước bất kỳ điều gì khác. Hãy tiết kiệm một phần lương của mình, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi người, trong tài khoản tiết kiệm lãi suất cao để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tai họa nào trong cuộc sống có thể giáng xuống.
“Tất cả chúng ta, bất kể tuổi tác hay tình trạng tài chính, nên sở hữu cho mình một quỹ khẩn cấp. Đó là bước một, trước cả khi bạn trả hết nợ”, Dunlap nói.
Sẽ rất tốt nếu bạn không cần động đến số tiền đó, nhưng có một tấm đệm có thể giúp bạn ngăn chặn những hỗn loạn và căng thẳng về tài chính khi cuộc sống ném cho bạn một điều gì đó bất ngờ.
Dunlap nói: “Quỹ khẩn cấp (tấm đệm của bạn) sẽ chỉ ở đó trừ những trường hợp bạn cần nó vì mất việc làm, chó của bạn ốm, bạn ốm, hay xe của bạn bị xẹp lốp…”
Khi bạn đặt được nền móng đó, bạn sẽ tiến một bước gần hơn đến việc xây dựng tương lai tài chính cho những giấc mơ của mình.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh