Mỹ có đến 607 tỷ phú, nhưng chỉ có 5 người là gốc Phi. Họ là ai?
Năm 1992, tài sản ròng trung bình của các gia đình Mỹ da trắng cao hơn 100.000 USD so với các gia đình Mỹ gốc Phi, theo McKinsey. Năm 2016, tính trung bình, gia đình Mỹ da trắng giàu hơn 152.000 USD so với gia đình Mỹ gốc Phi. Như vậy, trong thời gian đó, tài sản trung bình của các gia đình da trắng đã tăng hơn 50.000 USD, nhưng tài sản trung bình của các gia đình Mỹ gốc Phi không tăng trưởng chút nào, theo báo cáo của McKinsey.
Tuy nhiên, vấn đề đa dạng màu da giữa những người giàu nhất thế giới không chỉ xảy ra ở Mỹ. Chỉ có 13 trong số 2.153 người trong danh sách tỷ phú năm 2019 của Forbes là người Mỹ gốc Phi, theo tin của tạp chí này. Năm 2018, con số đó là 11.
Dưới đây là một số thông tin thêm về các tỷ phú gốc Phi của Mỹ, theo thứ tự tài sản ròng của họ.
5. Nhờ các khoản đầu tư thông minh, Jay-Z đã biến số tiền thu được từ sự nghiệp âm nhạc của mình thành một tài sản có giá trị hàng tỷ USD
Tài sản ròng: 1 tỷ USD
Nguồn mang lại tài sản: âm nhạc, đầu tư
Shawn Carter, hay còn gọi là Jay-Z, có thể là tỷ phú đầu tiên của giới hip-hop. Carter đã bỏ túi khoảng 500 triệu USD (trước thuế) từ 14 album được xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard của mình, nhưng một phần lớn tài sản của Jay-Z là đến từ các dự án kinh doanh của ông, theo Forbes. Ông đã tạo ra một dòng thời trang rồi bán lại cho Iconix với giá 204 triệu USD vào năm 2007 và đồng sở hữu nhãn hiệu cognac D’Ussé, ngoài việc sở hữu dịch vụ phát nhạc trực tuyến Tidal.
Jay-Z mua Tidal với giá 56 triệu USD vào năm 2015. Năm 2017, Sprint mua 33% cổ phần của công ty với giá 200 triệu USD, đưa định giá của công ty này lên 600 triệu USD. Theo Forbes, cổ phần của Jay-Z ở Sprint hiện có giá 100 triệu USD.
Jay-Z cũng sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật tư nhân trị giá 70 triệu USD, một cổ phần tại Uber trị giá 70 triệu USD và khối bất động sản 50 triệu USD, Forbes đưa tin.
4. Michael Jordan đã tận dụng sự thành công của mình trong làng bóng rổ để tạo nên một thương hiệu giày bán chạy nhất
Tài sản ròng: 1,9 tỷ USD
Nguồn mang lại tài sản: thể thao, chứng thực
Jordan, 56 tuổi, là vận động viên được trả lương cao nhất mọi thời đại. Trong sự nghiệp bóng rổ chuyên nghiệp của mình, Jordan kiếm được 1,4 tỷ USD (trước thuế) từ các công ty tài trợ. Bộ phim đầu tay của ông, “Space Jam”, cũng mang về 250 triệu USD tại các phòng vé trên toàn thế giới, theo IMDB.
Ông tiếp tục mua The Charlotte Hornets, một đội bóng ở giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, vào năm 2010. The Charlotte Hornets có thể là thương hiệu nhượng quyền có giá trị thấp thứ ba ở NBA, theo Forbes, nhưng mức định giá 1,05 tỷ USD dành cho đội bóng này vẫn cho thấy sự giàu có của Jordan. Jordan cũng đã kiếm được rất nhiều tiền từ dòng giày Air Jordan của Nike, giúp ông trở thành tỷ phú vào năm 2015, theo CNN Business.
3. Oprah Winfrey đã kiếm được khối tài sản trị giá hàng triệu USD từ đế chế truyền thông của mình
Tài sản ròng: 2,7 tỷ USD
Nguồn mang lại tài sản: phương tiện truyền thông
Là con của một người mẹ đơn thân ở vùng nông thôn Mississippi, Winfrey khởi nghiệp với vai trò là một người đọc tin tức trước khi dành 25 năm cho “The Oprah Winfrey Show”. Từ phần được chia trong lợi nhuận của chương trình này, bà đổ vào các khoản đầu tư và chúng hiện có giá trị khoảng 2 tỷ USD, theo ước tính của Forbes. Bà trở thành tỷ phú vào năm 2003, theo Los Angeles Times.
Winfrey, năm nay 66 tuổi, cũng tận dụng thành công từ chương trình của mình để xây dựng một đế chế truyền thông và tích lũy khối tài sản trị giá 2,7 tỷ USD trong quá trình này, theo Forbes. Bà sở hữu 25,5% mạng lưới truyền hình OWN, 8% cổ phần của WW International và có một thỏa thuận sáng tạo nội dung với Apple TV +.
Oprah cũng từng lồng tiếng cho các nhân vật trong “Charlotte’s Web”, “The Bee Movie” và “The Princess and the Frog”, ngoài việc đóng vai chính trong “The Butler” của Lee Daniels và “Selma”, và nhiều bộ phim khác.
2. David Steward đã tạo dựng được khối tài sản của mình nhờ điều hành một nhà cung cấp dịch vụ CNTT, với các khách hàng “khủng” như tập đoàn Citi, Verizon và chính phủ Mỹ
Tài sản ròng: 3,5 tỷ USD
Nguồn mang lại tài sản: dịch vụ công nghệ thông tin
Steward là người sáng lập World Wide Technology, một công ty dịch vụ CNTT đã tạo ra doanh thu hơn 11 tỷ USD, theo Forbes. Steward năm nay 68 tuổi và giữ chức chủ tịch của công ty. Hiện tại, tỷ phú đến từ Missouri này vẫn nắm phần lớn cổ phần trong công ty.
1. Nhà đầu tư Robert F. Smith là người Mỹ gốc Phi giàu nhất ở đất nước này
Tài sản ròng: 5 tỷ USD
Nguồn mang lại tài sản: vốn cổ phần tư nhân
Là cựu sinh viên Đại học Cornell và cựu giám đốc của Goldman Sachs, Smith đã tạo dựng được khối tài sản trị giá hàng tỷ USD của mình nhờ điều hành công ty cổ phần tư nhân Vista Equity Partners, Business Insider đưa tin trước đây. Vista là một trong những công ty cổ phần tư nhân thành công nhất trên toàn nước Mỹ, với lượng tài sản hơn 46 tỷ USD và lợi nhuận hàng năm là 22%.
Smith đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên ký vào “Cam kết cho đi” do Warren Buffet và vợ chồng Bill Gates khởi xướng vào năm 2017. Smith có lẽ được biết đến nhiều nhất qua lòng từ thiện của mình. Tháng 5 năm ngoái, ông đã tặng một món quà trị giá 34 triệu USD để giúp các sinh viên tốt nghiệp năm 2019 tại trường cao đẳng Morehouse trả nợ học phí. Smith sau đó đã mở rộng món quà này để giúp cha mẹ các em trang trải khoản nợ liên quan đến giáo dục.
Tham khảo Business Insider
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh