Có 4 con đường phổ biến để trở thành tỷ phú, và đây là con đường dễ nhất
Nhiều người nhìn vào các triệu phú và rất muốn biết: Bí mật của họ là gì? Làm thế nào để giàu có như vậy? Phải đánh đổi những gì để đạt được kết quả đó?
Đó là những điều tôi muốn biết vào năm 2004, khi tôi bắt đầu nghiên cứu về những thói quen giàu có, trong đó tôi đã dành 5 năm để phỏng vấn và nghiên cứu các hoạt động hàng ngày, thói quen và đặc điểm của 233 cá nhân giàu có. Tất cả trong số họ có ít nhất 160.000 USD thu nhập gộp hàng năm và 3,2 triệu USD tài sản ròng.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy có bốn con đường mang lại hiệu quả cao trong việc tích lũy của cải. Trong số đó, “Tiết kiệm – Đầu tư” là con đường dễ nhất, trong khi ba con đường còn lại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn.
1. Con đường “Nhà tiết kiệm – Đầu tư”
Có ít hơn 22% số triệu phú trong nghiên cứu của tôi chọn đi theo con đường “Tiết kiệm – Đầu tư”. Đây không chỉ là cách dễ nhất để xây dựng sự giàu có, mà nếu bạn bắt đầu sớm, nó hầu như luôn đảm bảo bạn sẽ sở hữu rất nhiều tiền.
Những cá nhân đi theo con đường “Tiết kiệm – Đầu tư” trong nhóm của tôi đã đạt được 1 triệu USD đầu tiên trong khoảng từ giữa đến cuối tuổi 30, và tích lũy được giá trị ròng trung bình 3,3 triệu USD khi họ 50.
Họ cũng sở hữu bốn điểm chung sau:
Họ thường có thu nhập ở mức tương đối cao (nhiều người đã đạt được mức lương sáu con số ngay từ đầu trong sự nghiệp, hoặc nếu không, họ sống rất tiết kiệm.)
Họ có chi phí sinh hoạt thấp và thích tiết kiệm hơn là chi tiêu xa hoa.
Họ đã tiết kiệm 20% hoặc hơn trong số thu nhập của họ.
Họ bắt đầu đầu tư tiền tiết kiệm từ rất sớm và tiếp tục làm việc đó một cách thận trọng trong nhiều năm.
Bất kể công việc hàng ngày của họ là gì, tiết kiệm và đầu tư là một phần thói quen của họ; họ không ngừng suy nghĩ về những cách thông minh để phát triển sự giàu có.
Con đường “Tiết kiệm – Đầu tư” không dành cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi kỷ luật tài chính rất lớn và sự cam kết lâu dài.
2. Con đường của “Những kẻ mộng mơ”
Đây có lẽ là con đường khó nhất để xây dựng sự giàu có bởi vì nó đòi hỏi phải theo đuổi giấc mơ, chẳng hạn như khởi nghiệp, trở thành một diễn viên, một nhạc sĩ hoặc tác giả thành công.
Khoảng 28% số người trong nghiên cứu của tôi là “Những kẻ mộng mơ” và họ đã tích lũy được tài sản ròng trung bình là 7,4 triệu USD – nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác – trong khoảng 12 năm.
Tất cả họ đều nói với tôi rằng theo đuổi ước mơ của họ là một trong những điều giá trị nhất họ đã làm trong đời. Họ yêu thích những gì họ làm để kiếm sống, và niềm đam mê của họ đã biến thành nguồn tài chính vững chắc.
Tuy nhiên, những người muốn đi theo con đường này phải sẵn sàng làm việc nhiều giờ và có khả năng xử lý căng thẳng tài chính. “Những kẻ mộng mơ” trong nghiên cứu của tôi đã làm việc hơn 61 giờ mỗi tuần trước khi đạt được ước mơ của họ. Cuối tuần và các kỳ nghỉ gần như không tồn tại đối với họ.
Cố gắng để trang trải cuộc sống là một điều không dễ dàng. Thời gian đầu, để nhận được một mức lương ổn định là điều gần như không thể, một người trong nhóm “Những kẻ mộng mơ” chia sẻ. Điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với những người có gia đình. Để tài trợ cho giấc mơ của mình, một số người quyết định từ bỏ việc mua nhà, trong khi những người khác phải dùng tiền tiết kiệm hưu trí của họ.
Nếu bạn không thích rủi ro, con đường này có thể không dành cho bạn.
3. Con đường “Người thăng tiến”
“Người thăng tiến” là những cá nhân làm việc cho một công ty lớn và dành toàn bộ sức lực của họ để leo lên nấc thang công ty cho đến khi họ giành được vị trí điều hành cao cấp.
Đây là con đường khó thứ hai để trở thành triệu phú và khoảng 31% những người giàu có mà tôi theo học rơi vào nhóm này. Trung bình họ mất 22 năm để tích lũy được một tài sản ròng trị giá 3,4 triệu USD trở lên. Trong hầu hết các trường hợp, sự giàu có của họ đến từ việc bồi thường cổ phiếu hoặc chia sẻ lợi nhuận.
Để trở thành một “Người thăng tiến”, bạn phải có kỹ năng xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Mối quan hệ và tạo kết nối lâu dài với những người có quyền lực trong ngành của bạn là điều cần thiết.
Tuy nhiên, giống như “Những kẻ mộng mơ”, “Người thăng tiến” cũng phải trải qua thời gian làm việc rất dài. Những người tôi phỏng vấn đều đến văn phòng sớm và về muộn. Nhiều người được yêu cầu đi công tác thường xuyên và thậm chí phải hy sinh rất nhiều thời gian nghỉ hè.
Lợi nhuận là một yếu tố rất lớn trong việc xác định thành công của một “Người thăng tiến”. Nếu công ty của họ gặp khó khăn về tài chính, thời gian và sự đầu tư của họ có thể không mang lại nhiều giá trị như họ mong đợi.
4. Con đường của “Những chuyên gia”
Khoảng 19% những người tham gia nghiên cứu của tôi đã chọn con đường này. “Chuyên gia” là một trong những người giỏi nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Họ được trả mức thù lao cao cho kiến thức và chuyên môn của mình, điều này làm cho họ khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
“Những chuyên gia” trong nghiên cứu của tôi mất khoảng 20 năm để đạt được tài sản ròng trị giá 4 triệu USD. Một số làm việc trong lĩnh vực y tế, trong khi những người khác làm việc trong lĩnh vực luật pháp. Một số khác làm việc cho các tập đoàn lớn, có niêm yết cổ phiếu, hoặc họ là chủ của các doanh nghiệp có lợi nhuận cao.
Tất nhiên, “Những chuyên gia” không nhất thiết phải sinh ra với trí thông minh bẩm sinh. Họ phải dành nhiều năm liên tục học tập và nghiên cứu. Giáo dục chính quy, chẳng hạn như các loại văn bằng, thường bắt buộc.
Điều này có nghĩa là đầu tư một số tiền và thời gian khổng lồ trước khi thấy có thể kiếm ra bất kỳ khoản tiền nào. Không phải ai cũng có khả năng dành hàng giờ liền mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng hoặc và đủ nguồn lực tài chính để đạt được các loại bằng cấp.
Tham khảo CNBC
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh