Khởi nghiệp 0 đồng chỉ bằng ‘đồ đi mượn’, chàng trai 30 tuổi kiếm ngay 450 triệu trong năm đầu tiên, năm thứ tư đã thu về hơn 3 tỷ đồng
*Bài viết dựa trên chia sẻ của CNBC và Sean Audet – nhiếp ảnh gia ngành ẩm thực.
Khởi nghiệp bằng cách dùng đồ…miễn phí
Vào năm 2016, Sean Audet là một đầu bếp chuyên nghiệp, mở một gian hàng pop-up kiêm nhà nghiên cứu ẩm thực tại Cao đẳng Red River, Canada. Khi đang sáng tạo những công thức nấu ăn mới cho nghiên cứu tại trường học cũng như các khách hàng đến từ các nhà hàng vừa và nhỏ, anh đã nảy ra một ý tưởng: “Mình cùng các sinh viên có thể dàn dựng bối cảnh và chụp ảnh đồ ăn để giúp các doanh nghiệp có tư liệu quảng cáo về món ăn của họ”.
Audet nhanh chóng nhận ra mình có sở trường trong công việc này. Anh bắt đầu chọn chụp ảnh đồ ăn làm công việc tay trái và có được khách hàng của riêng mình. Được biết, chủ yếu anh sử dụng máy ảnh, đèn và phông nền của trường để cắt giảm chi phí.
Khởi nghiệp gần như “không mất tiền”, đến năm 2020, Audet đã có thu nhập khá từ công việc này. Anh bắt đầu có đủ chi phí để đầu tư khoảng 15.200 USD vào thiết bị chụp ảnh và trở thành một nhiếp ảnh gia toàn thời gian.
Theo CNBC, Audet đã kiếm được khoảng 133.900 USD (hơn 3,1 tỷ đồng) vào năm 2022 – nhiều hơn so với các công việc trước đây. Anh chia sẻ, phần lớn doanh thu của mình đến từ các khách hàng của nền tảng làm việc Fiverr.
Dù từ bỏ một công việc 8 tiếng ổn định để làm việc tự do là một điều mạo hiểm nhưng Audet (30 tuổi) nói rằng mình cần phải vượt qua nỗi sợ hãi và thử trải nghiệm. Anh có thể làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày nếu điều đó khiến anh cảm thấy hứng thú và phấn khích.
Hành trình thành công
Ban đầu, Audet học hóa sinh tại Đại học Winnipeg. Kế hoạch sau tốt nghiệp của anh là học thêm về y khoa. Trong khi học đại học, anh có làm thêm tại một nhà hàng gần trường và sớm yêu thích công việc nấu nướng.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp vào năm 2013, Audet đã học thêm về ẩm thực. Anh đã trở thành một bếp phó và bắt đầu mở một nhà hàng pop-up, mô hình nhà hàng thời vụ.
Sau đó, anh đã tham gia giảng dạy bộ môn nghệ thuật làm bánh tại Cao đẳng Red River College. Công việc giảng dạy và điều hành cửa hàng pop-up đã đem về cho Audet 56.500 USD/năm (tương đương hơn 1,3 tỷ đồng).
Anh yêu thích công việc sư phạm và tham gia vào bộ phận nghiên cứu của trường. “Dành quãng thời gian dài làm việc trong ngành ẩm thực cao cấp cũng như thường xuyên bày biện các món ăn đẹp mắt đã giúp tôi lấn sang sang thị trường ngách chụp ảnh đồ ăn”, anh chia sẻ.
Tuy nhiên, Audet chỉ kiếm được khoảng 19.000 USD nhờ việc chụp ảnh trong năm đầu tiên (gần 450.000 triệu đồng/năm) – không đủ để anh chuyển hẳn sang làm toàn thời gian.
Nhưng vào năm 2019, danh tiếng của Audet đã vang xa giúp anh có thể tăng giá dịch vụ. Nhiều khách hàng cũ đã quay lại hợp tác giúp anh tăng thu nhập lên gấp đôi. Tuy nhiên, vận hành 3 công việc cùng một lúc khiến anh phải làm việc tới 12 tiếng mỗi ngày và 7 ngày 1 tuần.
Đến năm 2020, Audet đã kiếm được 76.000 USD (gần 1,8 tỷ đồng) nhờ chụp ảnh và bắt đầu tập trung 100% vào công việc này.
Dù khởi nghiệp gần như với 0 đồng nhưng khi công việc kinh doanh phát triển, chi phí liên quan cũng tăng theo. Giờ đây, Audet ước tính anh chi tới 23.000 USD để thuê các chuyên gia về ánh sáng, người mẫu, thợ trang điểm và các nhân viên khác để phụ chụp ảnh. Nhưng mặc dù vậy, anh vẫn kiếm được thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
Chìa khóa “vàng” tối ưu hóa công việc
Bên cạnh việc điều hành công việc thông thường, Audet còn sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT để tạo email cho khách hàng và xây dựng các kế hoạch kinh doanh cá nhân.
Audet nói: “Tôi nghĩ tự động hóa là chìa khóa để giảm khối lượng công việc. Khi một khách hàng liên hệ với tôi lần đầu tiên, tôi cần cung cấp nhanh chóng một loạt thông tin về dịch vụ và chi phí. Ngoài ra, để giữ chân họ, tôi cũng cần thiết lập nó phù hợp với doanh nghiệp của khách chứ không phải một biểu mẫu giống nhau. Ứng dụng công nghệ có thể tối ưu hóa điều này”.
Tuy nhiên, chúng cũng chưa thể đạt được chất lượng hoàn hảo như người làm hay chưa đủ để sử dụng trong các dự án chuyên nghiệp.
Tham khảo CNBC
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh