Bị giễu cợt là ”kẻ điên”, ông vua ngành thép 62 tuổi vẫn bất chấp chi tiền khủng thả 60 triệu cá giống xuống sông, cứ ngỡ mất trắng nhưng 9 năm sau thu về ”cỗ máy in tiền triệu”
Khu vực hồ chứa Tiểu Loan nằm ở trung lưu của sông Lan Thương, lấy hai đập thủy điện làm điểm khởi đầu và cuối để hình thành khu vực chăn nuôi với chiều dài 340 km. Các sinh vật phù du và tảo trong nước vùng lòng hồ rất phong phú, nhiệt độ nước khoảng 25 độ C vào mùa hè và 16 độ C vào mùa đông. Đây là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của cá mè và cá chép bạc, cũng là nơi doanh nhân Hà Kiệt Thu tạo ra cỗ máy in tiền cho mình.
Hà Kiệt Thu vốn là “ông vua ngành thép” ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông đã lăn lội hơn 20 năm trên thương trường và đạt những thành tựu nhất định. Chỉ đến năm 2006, ngành thép ở Trung Quốc biến động, nhà nước điều chỉnh cơ cấu ngành, lúc này ông quyết định rút lui khỏi thương trường khốc liệt này.
LIỀU LĨNH NHẬN DỰ ÁN KHÔNG TƯỞNG
Vào đầu năm 2008, Sở Nông nghiệp tỉnh Vân Nam và Phòng Nông nghiệp thành phố Tam Châu kêu gọi đầu tư để phát triển nghề cá ở khu vực hồ chứa Tiểu Loan của sông Lan Thương. Lúc này, không một ai dám mạo hiểm nuôi cá ở vùng nước rộng lớn và dòng chảy xiết như vậy, chỉ có Hà Kiệt Thu là liều mình muốn thử sức, lúc đó, ông đã 62 tuổi.
Hà Kiệt Thu vốn là “ông vua ngành thép” ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Vào tháng 6 năm 2008, ông ký thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp tỉnh Vân Nam và bắt đầu nuôi cá ở trên con sông Lan Thương này. Với số vốn đầu tư hơn 10 triệu NDT, gần như toàn bộ số cá con ở Vân Nam đều được ông thu mua hết. Thậm chí, ông còn lặn lội đến Quảng Đông, Hồ Nam và những nơi khác để tìm mua cá con mang về nuôi. Bên cạnh đó, ông còn đầu tư thêm 17 triệu NDT vào cơ sở hạ tầng để công việc được thuận lợi và phát triển.
Việc nuôi cá trên con sông Lan Thương vốn đã là một thử thách, đặc biệt với một người chưa có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản như Hà Kiệt Thu lại là một thách thức khác nữa, vậy mà bất chấp rủi ro, doanh nhân ngành thép một thời vẫn sẵn sàng đầu tư hơn 10 triệu NDT để thực hiện. Lúc đó, người ngoài nhìn vào đều lắc đầu ngán ngẩm, cho rằng chưa nói đến chuyện thu lời, việc lấy lại được số vốn cũng đã là một vấn đề đối với người đàn ông đã ở tuổi xế chiều này, quả là liều lĩnh.
Ngay cả nhân viên trong công ty cũng xì xào bàn tán, có người còn cười nhạo bảo ông là “gã điên”. Thậm chí, chị gái của ông là Hứa Quắc Anh cũng kịch liệt phản đối ông theo đuổi dự án này vì không muốn của cải tích góp nửa đời người của em trai bị ném xuống sông xuống bể.
Điên rồ hơn nữa, Hà Kiệt Thu còn nuôi cá theo phương pháp thuận theo tự nhiên, không cho cá ăn gì mà để chúng sinh trưởng bình thường nhờ sinh vật có sẵn trong nước, dự tính chu kỳ sinh sản phải mất hơn 3 năm. Quả thực chỉ có kẻ ngông mới dám đầu tư một núi tiền chỉ để nuôi cá theo cách này. Theo tính toán của ông Hà, 3 năm sau, 60 triệu con cá thương phẩm có thể mang lại doanh thu hàng trăm triệu NDT. Biết là rủi ro nhưng đáng để thử!
Tuy nhiên, thực tế lại phũ phàng hơn suy nghĩ của “ông vua ngành thép” rất nhiều. Vào một ngày tháng 4 năm 2009, khi ông đang “tuần tra” trên sông thì nhận thấy lũ cá được thả xuống đã biến mất không dấu vết. Tiếp tục 4 tháng đánh bắt mà không được con cá nào, Hà Kiệt Thu bắt đầu lo lắng tìm hiểu sự tình và phát hiện ra nhiều dấu hiệu lạ.
Nhiều người trong đội đánh bắt cá nói rằng họ đã nhìn thấy thủy quái – sinh vật bí ẩn nặng vài tấn, màu sắc không rõ ràng và phát ra tia nước lớn, nó đánh thủ một lỗ lớn ở giữa lưới đánh cá. Tin đồn này lan truyền khắp nơi nhưng vị chủ tịch này không chịu bỏ cuộc mà tiếp tục tìm những người đánh cá có kinh nghiệm để đánh bắt. Trong vòng 3 năm, 17 đội đánh cá nỗ lực làm việc nhưng không mang lại kết quả gì khiến Hà Kiệt Thu chịu rất nhiều áp lực.
QUÝ NHÂN TỚI CỬA
Sau những thất bại, từ số vốn 27 triệu NDT ban đầu, số tiền đầu tư mà Hà Kiệt Thu bỏ vào giờ đây đã vượt quá 100 triệu NDT. Người ta thường nói rằng nếu ném tiền thẳng xuống sông thì còn thấy sóng, đằng này sóng cũng chẳng thấy đâu khiến lòng ông rối như tơ vò. Dù vậy, bằng những suy luận của mình ông vẫn tiếp tục dự án dù nhận về vô số lời chê bai thậm chí là chửi mắng.
Theo ông, tại khu vực chăn nuôi, hai đập thủy điện và dãy núi hai bên tạo thành hàng rào nên cá không thể thoát ra ngoài. Cho dù thủy quái có thật thì việc ăn hết 60 triệu con cá là không thể xảy ra. Tuy nhiên, việc đội đánh bắt không câu được con cá nào trong suốt 3 năm khiến nhiều nhân viên và đối tác cảm thấy rằng thật ngu ngốc khi tiếp tục theo ông.
Giáo sư Dư Kiến Ba
Vậy là đến tháng 6 năm 2012, hơn 200 trong số hơn 380 nhân viên của ông đã từ chức, nhà đầu tư cũng rút vốn gần hết, công ty của Hà Kiệt Thu gần như trở thành một cái vỏ rỗng. Lúc này, một người tự xưng là giáo sư ngành thủy sản của một trường đại học đã chủ động đến tìm và nói rằng anh ta sẽ tìm lại cá cho ông khiến doanh nhân ngành thép lóe lên một tia hi vọng.
Theo đó, vị giáo sư này là Dư Kiến Ba, là giảng viên tại Trường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ thuộc Đại học Nông nghiệp Hồ Nam. Khi đó, anh đã đề xuất kế hoạch đánh bắt cá của riêng mình với Hà Kiệt Thu nhưng gia hạn thời gian 8 tháng để nghiên cứu. Trong giai đoạn này, Hà Kiệt Thu không những không thể can thiệp mà còn phải hỗ trợ anh tài chính 6-7 triệu NDT. Trước yêu cầu như vậy, ông vua ngành thép đã đồng ý mà không chút do dự.
MẠO HIỂM TIN NGƯỜI LẠ VÀ CÁI KẾT ĐẦY BẤT NGỜ!
Sau khi tìm hiểu cặn kẽ vùng nước của sông Lan Thương, giáo sư Dư Kiến Ba nhận thấy nhiệt độ nơi này rất đặc biệt, vùng nước sâu và vùng nước nông luôn ở cùng một nhiệt độ. Hơn nữa, anh cũng phát hiện ra rằng lưới đánh cá của Hà Kiệt Thu chỉ có thể đạt độ sâu tối đa là 35 mét , trong khi vùng nước sâu nhất ở sông Lan Thương có thể lên tới 300 mét
Do đó, anh đã làm một chiếc lưới đánh cá tự tạo với chiều rộng 1.500 mét và chiều sâu 90 mét, ngăn dòng sông theo chiều ngang, bố trí 15 cột lưới kết nối với nhau, “lái” cá đến vùng nước nông và sau đó đánh cá. Cứ như thế, với hình thức đánh bắt đặc biệt này, đến ngày 15 tháng 3 năm 2013, đàn cá mất tích bấy lâu cuối cùng cũng chịu lọt lưới.
Ngay cả Hà Kiệt Thu cũng không ngờ rằng có thể bắt được nhiều cá như vậy, hơn 480 tấn cá đánh bắt về khiến vị chủ tịch này “thót tim” vì hạnh phúc. Tuy nhiên, khi vui vẻ chưa được bao lâu thì một vấn đề mới lại ập đến khiến ông đau đầu: cá đã lọt lưới nhưng làm sao để có thể nhanh chóng mở cửa thị trường?
Một ngày tháng 5 năm 2013, một người đàn ông tên Hà Nguyên Thọ từ Vân Nam đến gặp ông, bày tỏ mong muốn mua 50 tấn cá và đề xuất ý tưởng hợp tác mở một nhà hàng buôn bán lớn. Theo quan điểm của Hà Kiệt Thu, việc hợp tác này không chỉ mở ra thị trường tiêu thụ cá mà còn có thể mang về nguồn lợi nhuận cao hơn. Thế là cả hai bên sớm ký kết thỏa thuận hợp đồng.
Hà Nguyên Thọ
Tưởng trúng mánh lớn, chẳng ngờ một tháng sau, Hà Nguyên Thọ lại tìm gặp và tuyên bố hủy bỏ việc hợp tác. Không chỉ vậy, người đàn ông này còn hỏi vay Hà Kiệt Thu 5 triệu NDT nhưng ông vẫn chấp thuận mà không khước từ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Được biết tại thời điểm đó, công việc kinh doanh của Hà Nguyên Thọ tại Myanmar gặp khó khăn về tài chính nên đành phải vay tiền. Vào tháng 8 năm 2013, Hà Kiệt Thu đến thăm công ty của người đàn ông này ở Myitkyina, Myanmar. Sau chuyến thăm, ông đề xuất với Hà Nguyên Thu về việc khoản vay 5 triệu NDT kia không cần trả lại mà nó sẽ được tính là khoản đầu tư của anh ấy vì ông vẫn muốn hợp tác với con người này.
Quyết định bất ngờ này đến từ việc Hà Kiệt Thu biết được rằng Hà Nguyên Thọ nhận khoán 300.000 mẫu đất ở Myanmar và đang kinh doanh trồng trọt tại đây. Trong 8 năm tại nơi này, người đàn ông này không chỉ giúp nông dân địa phương tăng thu nhập mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từ đó tạo dựng được niềm tin và uy tín của bản thân ở nơi này.
Từ đó, 2 người bắt tay vào hợp tác và làm ăn. Công việc kinh doanh của hai người ngày càng lớn mạnh. Tại Trung Quốc, thị trường cá cũng đã được mở cửa hoàn toàn. Đầu năm 2016, Hà Kiệt Thu liên tiếp hợp tác với nhiều nhà hàng lớn ở tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Tứ Xuyên để phát triển các món ăn từ cá cơm, giúp mở rộng doanh thu.
Vào năm 2018, sản lượng cá đánh bắt của Hà Kiệt Thu nuôi ở sông Lan Thương đạt hơn 2.500 tấn và doanh thu hàng năm vượt quá 30 triệu NDT. Vậy là với khoản đầu tư 100 triệu NDT ban đầu, giờ đây Hà Kiệt Thu đã biến dự án “không tưởng” ngày nào trở thành “cỗ máy in tiền”, giúp đại gia này thu về lợi nhuận hàng chục triệu NDT mỗi năm.
Phải nói rằng những người thành công đều có những đức tính mà người bình thường không có được, những nỗ lực không ngừng của vị vua ngành thép ngày nào cuối cùng cũng đã được đền đáp, mang về quả ngọt mát lòng người.
(Theo toutiao, page.om.qq.com)
https://cafef.vn/bi-gieu-cot-la-ke-dien-ong-vua-nganh-thep-62-tuoi-van-bat-chap-chi-tien-khung-tha-60-trieu-ca-giong-xuong-song-cu-ngo-mat-trang-nhung-9-nam-sau-thu-ve-co-may-in-tien-trieu-20220412212254968.chn
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh