Cú chuyển mình của phái nữ: 20 tuổi chỉ sắm đồ hiệu, 30 tuổi lại thích mua đất mua nhà
Tuổi 30 được cho là một cột mốc quan trọng của đời người, có nhiều trải nghiệm hơn từ những vấp ngã trong độ tuổi 20 bao gồm cả cách tiêu tiền. Vậy, ở độ tuổi này, phái nữ thường sẽ đầu tư chi tiêu vào khoản mục nào nhất?
Những khoản chi đáng tiền nhất ở tuổi 30 của hội chị em
Đồ gia dụng, mát xa và gội đầu tiệm
Ni Võ, 29 tuổi sắp bước sang tuổi 30 chia sẻ rằng cho đến nay món đồ cô cảm thấy xứng đáng để đầu tư nhất chính là đồ gia dụng, vì nó đã giúp cô tiết kiệm rất nhiều thời gian. Chẳng hạn như máy rửa chén hay máy sấy, “đắt xắt ra miếng”, bát đũa lúc nào cũng sạch sẽ và quần áo luôn thơm tho.
“Còn về dịch vụ, mình chi rất nhiều cho mát xa và đi gội đầu tiệm. Điều này giúp mình khỏe và thư thái hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Đối với mình, đây là cách thư giãn rất tốt để lấy lại năng lượng, dù nhiều người bảo hoang phí nhưng mình thấy rất đáng”.
Bên cạnh đó, khi còn 20 tuổi, lúc đó chưa lập gia đình, Ni Võ tốn 90% số tiền kiếm được vào quần áo, giày dép nói chung là đồ hiệu. “Mỗi khi mua được món đắt tiền là mình cực thích”. Bây giờ, khi đã gần 30 tuổi có gia đình mặc dù vẫn dư giả mua đồ hiệu nhưng tần suất sắm không còn nhiều như trước. Ni Võ dành tiền mua đất, mua nhà cũng như nâng cấp đầu tư cho công việc buôn bán của mình. Lâu lâu có dịp đặc biệt, cô mới mua 1 vài món đắt tiền, chẳng hạn như vào sinh nhật.
“Đồ hiệu bán đi thì 80% mất giá so với giá mua và lỗi thời theo từng năm qua. Còn mua đất mua nhà thường sẽ lên giá theo năm. Với đầu tư kinh doanh thì mình sẽ phát triển hơn kiếm được nhiều tiền hơn”.
Ni Võ
Các khóa học nâng cấp bản thân
Năm 20 tuổi, ngoài những chi tiêu thiết yếu như tiền ăn, tiền học, tiền xăng xe,… khoản dư ra Lan Phương (31 tuổi), hiện nay đang có 1 blog về làm mẹ, sẽ tập trung tất cả vào tiết kiệm và đầu tư vào vàng. Song, đến năm 30 tuổi, cô nhận ra rằng cách tốt nhất để “tiền đẻ ra tiền” là tập trung đầu tư vào bản thân mình chứ không chỉ là tiết kiệm, đầu tư vào vàng hay bất kỳ công cụ tài chính nào.
Do vậy, đối với cô ở thời điểm này khoản chi đáng tiền nhất chính là vào những khóa học giúp nâng cấp bản thân. Chẳng hạn, khóa dạy nuôi con, học kinh doanh trực tuyến, những chuyến đi du lịch trải nghiệm vừa tăng vốn sống vừa giúp hiểu mình. Gần đây nhất, Lan Phương đăng ký học Yoga để cải thiện sức khỏe của bản thân.
Không giống như phần lớn phái nữ thích chi tiền cho son phấn, đối với Lan Phương, cô sẽ bị quá tải khi có quá nhiều quần áo và son phấn, khiến tâm trí không còn nhiều “khoảng trống” để suy nghĩ những việc quan trọng hơn. “Việc chi tiền cho quần áo và son phấn chẳng có vấn đề gì cả miễn là tài chính cho phép vì đối với mình điều đó mang lại niềm vui. Nhưng mình nghĩ điều gì cũng chỉ nên ở mức trong tầm kiểm soát”.
Lan Phương
Những cuốn sách
Đối với Trang Nhã (33 tuổi), khi bước sang tuổi 30, đủ trải nghiệm, bản thân cũng suy tính nhiều hơn không còn chạy theo xu hướng hay sở thích nhất thời nữa. Trước khi mua sẽ nghĩ xem có thật sự cần không, đầu tư cái này được gì, tính toán kỹ càng.
“Bây giờ với mình, khoản chi tốt nhất cho sách, nghe có vẻ rất phổ biến và ai cũng biết. Song, hồi tuổi 20, mình không hề nghĩ như vậy. Thích gì là mua đấy, không tính toán. Quần áo, giày dép, mỹ phẩm những vật ngoài thân chỉ cần ưng là xuống tiền. Giờ mình mua sách nhiều hơn, cũng là 1 cách tốt để kiểm soát bản thân”.
Trang Nhã nhấn mạnh rằng tất nhiên việc mua quần áo hay son phấn không có gì sai. Làm đẹp cho bản thân cũng tốt, tuy nhiên nên có kế hoạch hợp lý và thêm phần phát triển bản thân. “Vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn phong phú mới là nét đẹp vĩnh cửu”.
Trang Nhã
Gửi gắm đến những bạn nữ ở độ tuổi 20
Theo Ni Võ, khi còn trẻ nên hình thành thói quen chi tiêu hợp với túi tiền. Ngày nay với việc phát triển của rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau, dễ dàng vay nợ. Đây là một điều giúp dễ dàng huy động nguồn tiền hơn nhưng cũng khiến các bạn trẻ sa chân vào con đường mua sắm thiếu kiểm soát. Nên có cái đầu lạnh và tư duy cho tương lai vì trẻ không tích lũy càng về sau sẽ càng chật vật.
Mặt khác với Lan Phương, nếu quay lại tuổi 20, cô sẽ dồn hết nguồn lực đầu tư vào bản thân, bằng mọi giá nâng tầm tư duy, kiến thức, kỹ năng của mình lên. Bên cạnh đó là đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm những vùng đất mới, môi trường làm việc mới. Và cuối cùng, tuổi trẻ thường hay bỏ qua việc quan tâm tới sức khỏe. “Mình năm 20 tuổi trước kia cũng như vậy, và năm 30 tuổi mình nhận thức rõ ràng hậu quả của việc coi thường ấy. Vậy nên đừng ngần ngại chi tiền để nâng cao sức khoẻ! Khoản lãi của nó phải đến 200% ấy và được trả thẳng vào cơ thể của bạn. Không bao giờ lỗ”.
Ảnh: NVCC
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh