Cử nhân đại học chấp nhận ngủ gầm cầu để khởi nghiệp, “liều ăn nhiều” trở thành “vua đồ đồng” Trung Quốc: Sở hữu 20 mỏ khoáng sản, mỗi ngày kiếm 280 triệu USD nhưng quyết ‘ẩn thân’
Chắc hẳn không phải ai cũng biết đến “Vua đồ đồng” khiêm tốn số một Trung Quốc – Vương Văn Ngân. Dù sở hữu gia tài bạc tỷ, nhưng 27 năm trước, ông Vương vẫn còn là một kẻ lang thang sa sút, lúc túng quẫn nhất, ông chỉ có 1 USD trên người và phải ngủ dưới hầm cầu.
1. Quyết định thay đổi khi chỉ còn 1 USD trong túi
Vương Văn Ngân sinh năm 1968 ở thành phố Tiềm Sơn, tỉnh An Huy trong một gia đình làm nông. Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, một đứa trẻ không giỏi ăn nói như Vương Văn Ngân đã học tập rất chăm chỉ. Nhờ học giỏi, sau khi tốt nghiệp đại học Nam Kinh, ông vào làm việc trong Công ty hóa dầu Cao Kiều Thượng Hải với mức lương khá cao so với lúc bấy giờ.
Thế nhưng, khi nhìn thấy từng tốp trai trẻ đến Thâm Quyến làm giàu, ông Vương bỗng muốn “đánh cược một canh bạc tuổi trẻ”, ông bỏ công việc ổn định đang có, mang theo số tiền tiết kiệm 56 USD để đến Thâm Quyến lập nghiệp.
Khi mới đến Thâm Quyến, người chưa từng có kinh nghiệm trên thị trường như Vương Văn Ngân đã vô cùng chật vật, ông không tìm được việc làm trong một thời gian dài dù cầm tấm bằng đại học trên tay. Để tiết kiệm tiền, ông không ở khách sạn mà phải qua đêm ở dưới hầm cầu, lúc này, ông cuối cùng cũng hiểu ra: mơ mộng là viển vông, chỉ có làm việc chăm chỉ mới từng bước tìm ra lối thoát.
Khi chỉ còn 1 USD trong túi, Vương Văn Ngân đã quyết định hạ thân phận cử nhân của mình, vào nhà máy để làm nhân viên kho. Chính quyết định này đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi.
2. Không chịu an phận, không ngại xông pha
Khi đảm nhận công việc trông coi kho hàng, ông chủ từ Hồng Kông đến kiểm tra kho đã nhận thấy ông Vương không chỉ nhanh nhẹn trong công việc, mà còn nắm rõ tình hình kho hàng, nên ngay lập tức thăng chức cho ông làm trợ lý riêng của mình.
Mặc dù Vương Văn Ngân đã đạt được vị trí cao hơn và thu nhập cũng tăng lên nhiều, nhưng thân phận nhân viên đã khiến ông dần có ý tưởng bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Ông rời nhà máy hiện tại để đầu quân cho Hitachi – một công ty điện tử quy mô lớn tầm cỡ thế giới vào thời điểm đó. Ông chủ của Hitachi không chỉ trả cho ông Vương mức lương hàng năm hơn 1.4 triệu USD, mà còn cho ông hoa hồng bán hàng và tiền thưởng.
Sau một năm, Vương Văn Ngân đã tích lũy được hơn 2.8 triệu USD. Nếu là người khác, họ chắc hẳn đã cảm thấy hài lòng, nhưng với ông thì không. Vì không muốn chỉ làm một công nhân làm công ăn lương, ông quyết định từ chức ở Hitachi sau nhiều lần suy nghĩ kĩ càng.
Nhiều năm làm việc tại nhà máy và ở Hitachi, Vương Văn Ngân không chỉ hiểu rõ quy trình thu mua, sản xuất và bán hàng, mà còn mở rộng được rất nhiều mối quan hệ và nguồn lực. Lúc này, ông đã biết chính xác mình muốn gì và có khả năng thực hiện tốt điều gì. Kể từ đó, Vương Văn Ngân bắt đầu kinh doanh với số vốn hơn 2.8 triệu USD.
3. “Vượt cạn” thần kỳ
Năm 27 tuổi, Vương Văn Ngân thành lập Công ty thương nghiệp Huề Uy chuyên kinh doanh dây điện. Nhưng người mới ra chiến trường như ông không thể lọt vào mắt xanh của những ông lớn, thậm chí có lần ông từng thua lỗ hàng triệu đô la, suýt nữa phá vỡ chuỗi vốn của công ty.
Rút kinh nghiệm từ sau đợt khủng hoảng đó, Vương Văn Ngân đã trở nên trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn, đầu tư thận trọng hơn và dự trữ đủ tiền mặt để đề phòng. Với những nỗ lực của mình, Huề Uy đã phát triển tốt một cách thầm lặng.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á càn quét thế giới. Nhờ có tiền mặt trong tay, công việc kinh doanh của Vương Văn Ngân không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng các nhà sản xuất khác thì khác, do giá linh kiện cơ khí giảm mạnh nên chuỗi vốn của các công ty đó bị đứt, buộc họ phải bán nhà máy với giá rẻ.
Sau khi phân tích tình hình kinh tế quốc tế, ông quyết định tận dụng thời giá thấp để mua một số lượng lớn các nhà máy. Trước sự hoài nghi của nhân viên, ông vẫn một mực kiên quyết đánh cược ván bài này, và bước đi này của ông đã vô cùng chính xác, khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, ông rất ngạc nhiên khi biết rằng mình đã trở thành nhà sản xuất máy móc lớn nhất ở Thâm Quyến
Khi thị trường khởi sắc, nhiều đơn đặt hàng sản xuất máy móc kéo đến tìm Vương Văn Ngân. Sau đó, ông bắt đầu tích hợp thượng nguồn và hạ nguồn, các hoạt động sản xuất, bán hàng, nghiên cứu và phát triển các hoạt động kinh doanh khác của nhà máy. Công ty thương nghiệp Huề Uy cũng được đổi tên thành Amer International Group, đặt nền tảng tiến về phía trước cho đế chế kinh doanh của Vương Văn Ngân.
4. “Vua đồng thế giới” hữu danh hữu thực
Trước những tiềm năng vô hạn của thị trường, Amer đã từng bước đưa công ty trở thành “ông lớn” Thâm Quyến, họ mở chi nhánh trên khắp Trung Quốc, thậm chí cả Hoa Kỳ, Anh và các quốc gia khác đều có bóng dáng của Amer.
Amer chuyên sản xuất dây và cáp với vật liệu quan trọng nhất là đồng. Bấy giờ, Vương Văn Ngân đã có mỏ, dây chuyền sản xuất và chế biến, dây chuyền bán hàng, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng… có thể nói, ông đã tạo nên thế chủ động trên thị trường.
Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tái diễn, Vương Văn Ngân đã nhìn thấy cơ hội và quyết định ra tay. Ông đã thu mua một số lượng lớn các mỏ, máy móc, nguyên liệu đồng và sắt trên khắp thế giới… Khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, ông Vương đã lặng lẽ trở thành “vua đồng” và đứng sau nhiều mỏ đồng trên thế giới.
Đến năm 2009, trữ lượng đồng trong tay Vương Văn Ngân đã chiếm 4% tổng số thế giới, trị giá hơn 1400 tỷ USD, chỉ cần bán mỏ đồng, ông đã có thể kiếm được hàng triệu USD mỗi tháng. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu do dịch bệnh trong những năm gần đây, Amer dường như không hề bị ảnh hưởng.
Năm 2021, Vương Văn Ngân đứng thứ 25 trong danh sách người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản hơn 16.7 tỷ USD, Amer của ông cũng có giá hơn 106 tỷ USD. Tuy nhiên, không giống như các tỷ phú khác, Vương Văn Ngân rất khiêm tốn, ông hiếm khi lọt vào ống kính của công chúng, cũng như không hay nhận lời phỏng vấn trên TV và báo chí, mà chỉ lặng lẽ bén rễ với nghề và âm thầm làm một số hoạt động từ thiện.
Hiện nay, tỷ phú 54 tuổi Vương Văn Ngân vẫn lãnh đạo công ty một cách khiêm tốn và không ngừng âm thầm tiến về phía trước. Ông từ một đứa trẻ nông thôn trở thành người đàn ông siêu giàu, con đường một mình một ngựa đưa Amer International trở thành đỉnh phong thế giới thật sự không dễ dàng gì.
Vương Văn Ngân không chỉ thực tế và siêng năng, mà còn biết tận dụng cơ hội, làm việc luôn thận trọng và táo bạo, khiến nguy cơ trong mắt người khác trở thành cơ hội thành công của mình.
Theo Toutiao
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh