“Đồng tiền đứng im là đồng tiền chết”: Đây là cách làm giàu tốt nhất cho những ai đủ khôn ngoan, người trẻ nào bỏ phí đều hối tiếc
Ramit Sethi là một chuyên gia tài chính nổi tiếng. Từ năm 2004, khi còn là sinh viên đại học Stanford, anh đã xây dựng một trang web và biến nó thành một trong những công cụ giúp mình trở thành một triệu phú tự thân ngay từ khi còn rất trẻ.
Sau này, Ramit Sethi xuất bản cuốn ”I Will Teach You To Be Rich”. Cuốn sách nhanh chóng trở thành sách bán chạy nhất của New York Times. Anh cũng thành công với các khóa học tài chính cá nhân, giúp hàng triệu người trẻ ở độ tuổi 20 đến 40.
Chia sẻ với CNBC, Ramit Sethi cho rằng: Cách hiệu quả nhất để giúp người trẻ trở nên giàu có chính là đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, chỉ 37% thanh niên Mỹ từ 35 tuổi trở xuống cho biết, họ sở hữu cổ phiếu từ cách đây 4 – 5 năm. Còn 61% còn lại sở hữu cổ phiếu ở quanh độ tuổi 35.
Ramit Sethi cho rằng, mở tài khoản đầu tư cho phép bạn tiếp cận phương tiện kiếm tiền hiệu quả nhất. Bạn không cần phải giàu có để làm điều này.
Đầu tư càng sớm càng tốt – Bạn không còn trẻ nữa
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã bắt đầu đầu tư 10 đô la mỗi tuần cách đây 5 năm? Giả sử lợi nhuận trung bình là 8%, bạn sẽ có hàng nghìn đô la ngày hôm nay. Tất cả chỉ bắt đầu từ 1,5 đô la mỗi ngày. Số tiền này chỉ tương đương vài cốc cà phê mỗi tuần.
Bất chấp những khó khăn trên thị trường chứng khoán, điều tốt nhất bạn có thể làm là suy nghĩ dài hạn và bắt đầu đầu tư sớm hơn.
Triệu phú tự thân Ramit Sethi, đồng thời là tác giả của cuốn sách thuộc top bán chạy nhất New York Times ”I Will Teach You To Be Rich”. Ảnh: CNBC Make It
Dừng việc bào chữa cho bản thân
Mặc dù hầu hết mọi người bị giới hạn bởi hoàn cảnh, nhưng nếu muốn, chúng ta đều sẽ tìm cách để vượt qua. Chỉ khi không muốn, chúng ta mới tìm lý do bào chữa cho mình.
Đa số những người đi đến thất bại, không bao giờ có thể trở nên giàu có đơn giản chỉ vì họ có thói quen kiếm tiền sai lầm. Một trong số đó chính là không ngừng bào chữa.
Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30, thói quen sai lầm này sẽ khiến bạn đánh mất những khoảng thời gian lý tưởng nhất để tìm hiểu về đầu tư. Ở giai đoạn này, chúng ta cần dành thời gian để nghiên cứu và đặt ra các mục tiêu đầu tư tích cực.
Bước đầu tiên là hiểu những lời bào chữa của bạn thực sự có ý nghĩa gì.
Kiểu bào chữa thứ 1:
“Có quá nhiều cổ phiếu ngoài kia, quá nhiều cách để mua và bán cổ phiếu, quá nhiều người đưa ra những lời khuyên khác nhau. Nó khiến tôi cảm thấy choáng ngợp và hoang mang.”
Điều đó có nghĩa là:
Trước sự hoang mang với quá nhiều thứ phức tạp, điều chúng ta nên làm không phải né tránh vấn đề. Thay vì sợ hãi và không dám đối mặt với những điều mới mẻ, hãy bắt đầu tìm hiểu nó.
Câu trả lời đúng nhất cho trường hợp này là: Hãy lựa chọn một nguồn thông tin đáng tin cậy và bắt đầu học.
Học để hiểu là cách duy nhất giúp chúng ta trấn áp nỗi sợ hãi, hoang mang khi đứng trước những điều mới mẻ. Ảnh: Clever Girl Finance
Kiểu bào chữa thứ 2:
“Sợ mình sẽ trở thành người mua vào đúng lúc thị trường đạt đỉnh.”
Điều đó có nghĩa là:
Bạn sẽ không bao giờ có thể thay đổi hay điều khiển hướng đi của thị trường. Nhưng bạn sẽ học được cách dự đoán phần nào khi thực sự hiểu về nó.
Để biết được đâu là “đỉnh”, đâu là “đáy”, tránh những hoang mang không cần thiết. Đừng để sự thiếu hiểu biết cản đường, khiến bạn không thể làm giàu nhanh chóng.
Kiểu bào chữa thứ 3:
“Tôi chưa đầu tư vào thị trường chứng khoán vì có rất nhiều lựa chọn khác để đầu tư dài hạn (ví dụ: bất động sản, hàng hóa, công nghệ…). Dù biết mình nên đầu tư nhưng cổ phiếu là lựa chọn khiến tôi không cảm thấy thoải mái vì khó kiểm soát.”
Điều đó có nghĩa là:
Điều trớ trêu lớn là bạn tin rằng ”kiểm soát“ sẽ giúp khoản đầu tư của bạn thu lại lợi nhuận. Trong thực tế, việc này có thể khiến bạn thực sự nhận được lợi nhuận ít hơn. Kiểm soát quá nhiều chưa hẳn đã là điều tốt.
Không ít nhà đầu tư giao dịch thường xuyên, mua cao nhưng bán thấp, chưa kể còn phải gánh thêm thuế giao dịch. Cắt giảm tất cả những điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ.
Kiểu bào chữa thứ 4:
“Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khoán, tôi không muốn mất số tiền khó khăn lắm mới kiếm được.”
Điều đó có nghĩa là:
Thực ra, nếu số tiền của bạn không tăng lên thì nó đang dần mất đi vì lạm phát. Bạn sẽ rất khó ý thức được hậu quả này cho đến khi quá muộn. Toàn bộ số tiền bạn tích lũy và dành dụm chẳng còn giá trị vốn có của nó.
Kiểu bào chữa thứ 5: “Vốn đầu tư đã ít, chắc gì đã lãi được bao nhiêu mà còn phải trả chi phí giao dịch không hề nhỏ. Để tiết kiệm hơn, tốt nhất là không đầu tư.”
Điều đó có nghĩa gì không? Không, không hề có nghĩa – Ramit Sethi thẳng thắn chia sẻ.
*Theo CNBC
https://cafef.vn/dong-tien-dung-im-la-dong-tien-chet-day-la-cach-lam-giau-tot-nhat-cho-nhung-ai-du-khon-ngoan-nguoi-tre-nao-bo-phi-deu-hoi-tiec-20220214222328975.chn
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh