Hàng loạt vụ kiện tụng tai tiếng đến từ “thù trong, giặc ngoài” với các khoản bồi thường khổng lồ cũng không thể ngăn anh em nhà Koch trở thành hai tỷ phú giàu nhất hành tinh
Hai anh em Charles Koch và David Koch đứng thứ tám trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới (theo tạp chí Forbes), với khối tài sản của mỗi người ước tính lên đến 52,7 tỷ đô.
Nền tảng cho sự phát triển của hai anh em được sắp đặt bởi cha của họ, ông Fred C. Koch, một người đàn ông đến từ Texas, sinh viên tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts.
Fred C. Koch
Năm 1925, Fred tham gia xây dựng Công ty Kỹ thuật Keith-Winkler tại Kansas. Cuối năm đó, công ty được đổi tên thành Công ty Kỹ thuật Winkler-Koch. Kỹ thuật sàng lọc xăng dầu là bước đệm củng cố cho công ty non trẻ này.
Nhưng các vụ kiện từ các đối thủ cạnh tranh đã buộc công ty này phải tìm kiếm cơ hội làm ăn ở nước ngoài. Trong thập niên những năm 1920 đến 1930, Công ty Kỹ thuật Winkler-Koch đã mạo hiểm tiến vào châu Âu khi nơi này đang đứng trước bờ vực chiến tranh. Việc xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu là minh chứng quan trọng cho sự phát triển của Liên Xô dưới thời Joseph Stalin và Đức Quốc xã.
Năm 1040, khi đã có chỗ đứng nhất định trong ngành công nghiệp, ông đã tự mình thành lập Công ty Lọc dầu Wood River.
Sáu năm sau, công ty của Fred đã mua nhà máy lọc dầu Rock Island ở Oklahoma. Công ty được chuyển tên thành Công ty Lọc dầu Rock Island.
Fred Koch kết hôn với một người phụ nữ bản xứ, bà Mary Robinson và có bốn người con trai: Fred Jr., Charles, cặp song sinh David và Bill. Được biết, cậu con trai cùng tên với Fred không mấy hứng thú với việc kinh doanh trị giá 80 triệu đô của gia đình, Fred Jr. trở thành người bảo trợ nghệ thuật.
Hai anh em Charles Koch (trái) và David Koch (phải)
Nhưng Charles lại tỏ ra rất quan tâm đến công ty. Năm 1961, chàng trai 26 tuổi này gia nhập công ty của cha mình. Năm 1967, Fred C. Koch qua đời, người con trai Charles lên làm chủ tịch công ty.
Sau sự ra đi của bố, Charles đã phát hiện ra một bức thư mà cha anh đã viết cho anh vào năm 1936. Bức thư gửi gắm lời khuyên về tài chính: “Nếu con để số tài sản này lấy đi sáng kiến và sự độc lập của mình, thì nó sẽ trở thành lời nguyền đối với con và những gì ta để lại cho con là một sai lầm”.
Bức thư gửi con của Fred C. Koch
Charles tiếp quản công ty từ năm 1967, khi đó đã có giá trị lên đến 250 triệu đô la. Năm sau đó, vị chủ tịch mới đổi tên công ty thành Koch Industries để tôn vinh người cha quá cố.
David Koch đi theo anh trai vào lĩnh vực kinh doanh năm 1970. Người em song sinh Bill cũng tham gia một năm sau đó, nhưng căng thẳng đã nảy sinh giữ ba anh em.
Năm 1980, Bill Koch đã tiến hành một cuộc đảo chính nhằm tranh vị trí tiếp quản hội đồng quản trị của công ty. Các anh em của Bill đã ngăn chặn kế hoạch và ông này bị sa thải khỏi công ty với một khoản trợ cấp thôi việc 400.000 đô, nhưng trận chiến vẫn chưa kết thúc.
Bill Koch
Bill vẫn sở hữu cố phiếu của công ty, Fred Jr. cũng vậy. Các cuộc đàm phán tranh chấp bắt đẩu bùng nổ giữa bốn anh em, chia thành hai phe, Charles và David chống lại Bill và Fred Jr. Một thỏa thuận đã đạt được vào năm 1983. Koch Industries trả cho Bill 620 triệu đô, tương ứng 21% cổ phần công ty, Fred nhận được 400 triệu đô cho cổ phiếu của mình.
Hai năm sau, Bill và Fred Jr. trở lại toà án, nộp đơn kiện chống lại anh em họ. Họ cho rằng số cổ phiếu của họ đã bị đánh giá thấp một cách đáng kể trong lần giải quyết ban đầu. Bill cũng buộc tội công ty đã đánh cắp dầu từ các vùng đất liên bang. Vụ việc cuối cùng được giải quyết với một thoả thuận 25 triệu đô.
Năm 1998, Koch Industries đã bỏ 6,9 triệu đô để giải quyết vụ tràn dầu ở Minnesota , và vướng vào một cáo buộc hình sự liên bang sau đó, dẫn đến một khoản phạt 8 triệu đô la.
Đây không phải lần cuối Koch Industries gặp rắc rối. Năm 2002, công ty phải trả khoản phạt 28,5 triệu đô sau khi một trong các công ty con bị buộc tội sửa giá thành.
Một trong những tranh cãi lớn nhất của công ty là vào năm 1998 tại một công ty con của Koch. Một đường ống bị ăn mòn đã gây ra vụ nổ khiến hai thiếu niên tử vong. Gia đình nạn nhân nhận khoản bồi thường 296 triệu đô trong một vụ kiện sau đó.
Năm 2000, công ty phải trả một khoản phạt dân sự liên qua đến môi trường lên đến 30 triệu đô, nguyên nhân là 300 vụ tràn dầu tính từ năm 1995 mà công ty không kiểm tra đường ống của mình.
Tuy nhiên, hàng loạt vụ kiện và thoả thuận ấy vẫn không thể ngăn Koch Industries phát triển trong khai thác mỏ, bất động sản và thậm chí cả chăn nuôi.
Ngày nay, công ty thu về 100 tỷ đô doanh thu hàng năm.
Tính đến tháng 8 năm 2018, cả hai anh em đều có khối tài sản trị giá 53,7 tỷ đô, mỗi người nắm giữ 42% cổ phần công ty.
David Koch trở thành người bảo trợ chính cho Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn và Trung tâm Ung thư Memorial-Sloan Kettering.
David thông báo rằng ông sẽ nghỉ hưu trong năm nay. Tuy nhiên, Charles, anh trai ông vẫn sẽ ở lại để dẫn dắt công ty.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh