Làm bảo mẫu kiêm quản gia nhưng nhận mức lương cực khủng: Thu nhập hơn 83 triệu đồng/tháng, cấp xe riêng, đồ ăn miễn phí nhưng bắt buộc phải chịu 1 áp lực này
*Bài viết dựa trên chia sẻ của Tessa Reed (27 tuổi) – một bảo mẫu và người quản lý công việc gia đình.
Bảo mẫu kiêm “quản gia” kiếm 1 tỷ đồng/năm
Các ngày trong tuần, Tessa Reed (27 tuổi) thức dậy từ rất sớm – trước cả khi mặt trời mọc để chuẩn bị đi làm. Cô sẽ lái xe khoảng 2 dặm từ Midtown, thành phố Kansas đến một ngôi nhà ở khu South Plaza dành cho những gia đình giàu có trước 6 giờ sáng.
“Văn phòng” của Tessa chính là một ngôi nhà và sếp của cô là những cặp vợ chồng có con nhỏ. Hiện tại, cô giữ chức vụ bảo mẫu kiêm quản lý nhà (house manager) cho gia đình gồm một cặp vợ chồng làm bác sĩ cùng 2 đứa trẻ.
Cô và một nhóm nhân viên hỗ trợ sẽ phụ trách nấu ăn, dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, quản lý lịch trình và đặt lịch hẹn. Tuy nhiên, công việc chính của Tessa là bảo mẫu cho 2 đứa con của gia đình và quản lý tổng quan.
Với vị trí này, Tessa chia sẻ bản thân kiếm được khoảng 45.000 USD/năm (hơn 1 tỷ đồng/năm). Trung bình cô kiếm được khoảng 83 triệu đồng/tháng. Những ông bà chủ cũng cung cấp cho cô ô tô riêng cùng bảo hiểm xe. Chưa hết, cô cũng được gia đình chủ nhà đóng bảo hiểm y tế tư nhân và cung cấp đồ ăn miễn phí.
Đối với 1 ngày làm việc, Tessa sẽ đến trước khi có ai trong gia đình thức dậy, chuẩn bị bữa trưa, sắp xếp mọi thứ theo thứ tự và kiểm tra lịch trình hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Sau đó, cô sẽ lên đánh thức hai đứa trẻ (5 tuổi và 7 tuổi) chuẩn bị đi học.
Tessa chia sẻ ngoài việc nhận được tiền lương, bản thân như một thành viên trong gia đình. Cô như người mẹ thứ hai của bọn trẻ, cũng như hỗ trợ cho cặp vợ chồng hầu hết mọi việc từ nhà cửa đến đời sống để họ có thể tập trung vào sự nghiệp.
Tessa đã làm bảo mẫu kiêm quản lý nhà trong 8 năm. Trước đây cô từng chăm sóc những đứa trẻ trong một cơ sở nuôi dưỡng trẻ cơ nhỡ của gia đình một người bạn nên rất có kinh nghiệm.
Sau khi những đứa trẻ lớn hơn và có thể tự lập, cô bắt đầu học những kỹ năng quản lý gia đình khác như nấu ăn chuyên nghiệp, lập ngân sách, thời gian biểu cũng như luyện tập cách làm nhiều việc cùng một lúc.
Bảo mẫu kiêm quản gia cần lưu ý gì?
Sau ba năm học những điều cần thiết để trở thành bảo mẫu kiêm quản gia “toàn năng”, Tessa đã sẵn sàng cho một vị trí mới. Em gái của cô, một bác sĩ ở thành phố Kansas đã gửi thông tin của cô vào một nhóm Facebook địa phương dành cho các bác sĩ và chuyên gia y tế. Ở đây, nhu cầu tuyển người chăm sóc trẻ và gia đình rất cao.
Cô đã phỏng vấn với 6 gia đình qua điện thoại. “Đây là một công việc mang tính cá nhân. Có lẽ tôi thường mất khoảng một tháng hay một tháng rưỡi để tìm ra gia đình mà tôi muốn đồng hành trong thời gian tới”, Tessa chia sẻ.
Cô đã nói chuyện với các gia đình về phong cách nuôi dạy con cái, lịch trình, nền tảng tôn giáo và kỳ vọng của họ đối với vị trí này. Tessa đưa ra một lưu ý cho những ai muốn bắt đầu là phải hiểu được hoàn toàn công việc – có trách nhiệm gì và cần hỗ trợ phụ huynh ở những hoạt động nào.
Cô nói: “Tôi chủ yếu cố gắng tìm một gia đình có cha mẹ không quá khó tính. Để các bậc cha mẹ có thể giao nhiệm vụ và tin tưởng tôi đôi khi phải mất một khoảng thời gian”.
Thu nhập cao nhưng không “màu hồng”
Đôi vợ chồng thuê cô đều có lịch làm việc dày đặc, đôi khi là suốt ngày đêm. Có lần, người vợ đã phải làm việc 14 ca đêm liên tục tại bệnh viện. Vì vậy, lúc ấy, Tessa đã ở đó và trông bọn trẻ hầu hết thời gian. Cô chăm sóc chúng như con của mình và ở cạnh chúng từ nhỏ.
Khi bọn trẻ đến trường, công việc của cô sẽ bắt đầu, ví dụ như đến cửa hàng tạp hóa mua các mặt hàng thiết yếu, mang ô tô đi bảo dưỡng, nhận và trả lời email từ giáo viên hay giám sát/xử lý các việc sửa chữa nhà cửa.
Đôi khi có những điều bạn cần học hỏi mỗi ngày nếu muốn làm một “quản gia toàn năng”. Ví dụ, Tessa đã phải lên Google tra cứu rất nhiều kiến thức để tự mình sửa các hỏng hóc nhỏ trong nhà. Cô cũng sẽ phụ trách trang trí nhà cửa cho các ngày lễ và giúp gia đình chuẩn bị tiệc.
Bên cạnh đó, dù có thu nhập cao nhưng làm bảo mẫu kiêm quản gia cũng không phải một công việc “màu hồng”. Mọi người cần sắp xếp thời gian hợp lý, luôn sẵn sàng “rảnh” trong những thời điểm bất ngờ như việc có đứa trẻ bị ốm hay được nghỉ học đột ngột.
Tham khảo Fortune
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ21 Tháng mười một, 2024Không cứ tiết kiệm, đầu tư là sẽ giàu, triệu phú 30 tuổi gợi ý cách vừa kiếm tiền vừa tận hưởng cuộc sống
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh