“Mục tiêu giàu có chỉ là một cái vỏ rỗng”: Cuộc sống là một câu chuyện cần được viết nên và tiền bạc chỉ là mực để viết chứ không phải là câu chuyện đó
Mỗi người sẽ có một quan niệm khác nhau về hai tiếng “giàu có”. Tuy nhiên, phần đông chúng ta đều cho rằng “giàu có” đồng nghĩa với “nhiều tiền”. Vậy tiền nhiều như thế nào thì mới được gọi là giàu? Chúng ta vì thế vẫn đặt ra những con số giá trị chủ quan rồi phấn đấu đi làm, tiết kiệm, đầu tư để đạt được mục tiêu đó. Khi đã đạt được con số mong muốn ấy, chúng ta mới có thể coi mình là người “giàu có”.
Thế nhưng, theo chia sẻ của blog The Financial Diet trên Twitter, quan niệm trên đã phá hỏng mục đích thực sự của việc làm giàu:
“Làm giàu vật chất là mục tiêu vô nghĩa nhất một con người có thể đặt ra. Tích cóp tiền bạc vì một con số cụ thể chẳng nói lên điều gì cả. Cuộc đời đáng ra phải là một câu chuyện mà bạn là người chắp bút; tiền chỉ là mực để giúp bạn duy trì bài viết của mình, nó không phải là nhân vật chính trong câu chuyện đó.”
Tóm lại, làm giàu chẳng liên quan gì đến việc có nhiều tiền trong tài khoản hay không. “Giàu có” cũng đồng nghĩa với việc sống và được làm những gì mình yêu thích.
Chelsea Fagan, đồng sáng lập blog The Financial Diet từng chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, trong xã hội ngày nay, chúng ta đã và đang nhầm lẫn tích lũy của cải là thước đo đánh giá thành tựu cá nhân. Chúng ta trầm trồ thán phục những người giàu nhất hành tinh hay trước những màn khoe của hào nhoáng trên mạng xã hội. Tất cả những yếu tố nói trên khiến chúng ta có tư duy sai lệch về sự giàu có, khiến chúng ta mù quáng tin rằng những con số vô tri, theo một cách nào đó, cũng là một mục tiêu sống.”
Cô cũng không ngại nói thêm về quan điểm này của mình: “Chúng ta coi tiền là công cụ củng cố địa vị cá nhân. Địa vị xã hội cũng giống như một vòng xoáy ốc, có nhiều tiền hơn, chúng ta đi từ những vòng xoáy to lên tới những vòng xoáy nhỏ rồi lại bắt đầu lại chu kỳ kiếm tiền để tiếp tục tiến lên những xoáy bên trên. Cứ mãi như vậy, chẳng bao giờ chúng ta đạt được đến tâm vòng xoáy.”
Tiền bạc, theo Fagan, chỉ nên được xem như một công cụ hỗ trợ, giúp cuộc sống của ta phần nào bớt khó khăn bằng cách cung cấp các tiện nghi, lựa chọn… Tuy nhiên, nó không phải là thứ nên được coi trọng hàng đầu.
“Sở dĩ chúng ta không nên coi tiền là số một là bởi tích lũy chúng không những không làm chúng ta hạnh phúc hơn mà còn tạo ra một xã hội có thiên hướng coi trọng thái quá đồng tiền – một xã hội thiếu công bằng, thiếu ổn định; một xã hội đầy những kẻ mù quáng kiếm tiền và chỉ dừng lại khi đã đạt tới đỉnh của thứ mà họ xem là “sự giàu có”.”
Fragan cũng không quên nhấn mạnh: “Chừng nào chúng ta còn coi tích lũy của cải là hiện thân của thành tựu, giá trị cá nhân; hệ thống quan điểm này sẽ còn sinh sôi mãi và sau cùng trở thành bệ đỡ cho sự bất công trên phạm vi toàn xã hội và sự vô nghĩa xét trên phương diện cá nhân.”
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ10 Tháng mười một, 2024Anh nông dân lãi 500 triệu đồng nhờ “bẻ lái” nuôi con “hiền như cục đất” mê ăn chuối
- Chia sẻ5 Tháng mười một, 2024Người đàn ông cực khổ gom đồng nát đổi bạc lẻ, 20 năm sau thành tỷ phú có hơn 220 nghìn tỷ đồng, tiền thưởng Tết nhân viên chất thành núi
- Chia sẻ25 Tháng mười, 2024Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh
- Chia sẻ20 Tháng mười, 2024Cả đời làm công nhân, 50 tuổi khởi nghiệp thất bại, 55 tuổi trở thành tỷ phú: “Ngày tôi quyết tâm khởi nghiệp lần 2, không một ai ủng hộ”